26 OCTOBER 2020

Cách làm trần nhựa phổ biến nhất hiện nay có những ưu điểm gì

Trần nhựa đang là một trong những phương án thay thế cho trần gỗ công nghiệp hay gỗ tự nhiên được ưa chuộng nhất thời điểm hiện tại.

Nếu bạn vẫn chưa biết trần nhựa là gì hay cách làm trần nhựa hay chi phí lắp đặt là bao nhiêu. Hãy cùng Xây dựng Tĩnh Gia xem qua nội dung dưới đây để hiểu hơn về trần nhựa nhé.

Cách làm trần nhựa phổ biến nhất hiện nay

Trần chìm 

Trong thi công trần nhà hiện nay, có 2 cách làm trần nhà phổ biến nhất hiện nay đó là làm trần chìmtrần thả.

Đây là loại trần có cấu tạo khung xương ẩn trong tấm nhựa, nhìn từ bên ngoài bạn sẽ không thấy được khung xương mà nhìn nó như một trần nhà bình thường. Bên cạnh đó, việc ẩn khung vào bên trong giúp bề mặt trần bằng phẳng, nhẵn nhụi giúp cho việc sơn màu trang trí trở nên đơn giản hơn. 

Có thể nói ưu điểm của việc làm trần chìm chính là đem lại tính thẩm mỹ cho căn nhà.

Trần phẳng

Trần phẳng

Trần phẳng sau khi thi công sẽ có bề mặt bằng phẳng bởi khung xương nhôm đã được ẩn bên trong trần. Thống thường, trần phẳng sẽ không có họa tiết trang trí và được thi công khá đơn giản.

Ưu điểm

- Quá trình thi công nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức

- Đem lại không gian thoáng đãng, rộng rãi

- Ứng dụng cho những nơi có diện tích bị giới hạn như căn hộ nhỏ, căn hộ chung cư

Nhược điểm

- Vẻ ngoài đơn điệu, không có nhiều kiểu dáng và mẫu mã đa dạng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Trần giật cấp

Trần giật cấp

Làm trần này sẽ phức tạp hơn trần phẳng, trần giật cấp có thể tạo ra các khối hình khác nhau tạo cảm giác độc đáo cho người dùng.

Ưu điểm 

- Đem lại tính thẩm mỹ cao cho không gian nhà ở

- Mẫu mã đa dạng cho khách hàng thoải mái lựa chọn

- Thích hợp cho nhiều không gian kiến trúc đòi hỏi tính nghệ thuật cao

Nhược điểm

- Đòi hỏi trình độ và tay nghề cao hơn do quy trình thi công phức tạp hơn

- Chi phí lắp đặt cao hơn các loại trần khác

- Nếu có hỏng hóc xảy ra, bạn cần thay thế toàn bộ trần nhà đã được thi công

Trần thả (nổi)

Trần thả (nổi)

Trần thả hay còn gọi là trần nổi có kết cấu khung xương nổi ra ngoài, toàn bộ phần khung sẽ đỡ các tấm trần Phần khung đóng vai trò chống đỡ cho tấm trần.

Ưu điểm

- Thi công nhanh chóng, đơn giản tiết kiệm thời gian

- Giá thi công trần thả nhựa khá rẻ so với mặt bằng chung các loại trần khác

- Việc thay thế hay sửa chữa sản phẩm không quá phức tạp và cũng không tốn nhiều chi phí

- Đóng vai trò che chắn đường dây điện và các ống dây ngầm rất tốt

- Các bạn có thể cài đặt hệ thống đèn dễ dàng trên tấm trần thả nhựa

Nhược điểm

- Tính thẩm mỹ đem lại cho ngôi nhà không cao 

- Không phù hợp để ứng dụng với những không gian nhỏ và hẹp

- Không có độ chắc chắn như trần nhà truyền thống

- Để đảm bảo độ bền và vẻ ngoài của chúng bạn cần bảo quản và vệ sinh trần thường xuyên.

Thế mạnh của việc ốp trần nhựa

Trước hết chúng ta cần điểm qua một số ưu điểm của trần nhựa như:

Bảo vệ sức khoẻ và thân thiện môi trường

Thành phần cấu tạo sản phẩm trần nhựa không chứa formaldehyde - chất hóa học độc hại cho sức khỏe con người. Chính vì vậy, giải pháp ốp trần nhựa được ứng dụng rất nhiều trong nội thất.

Chống bắt lửa, chống côn trùng, mối mọt

Sản phẩm sàn nhựa có khả năng chống thấm nước tuyệt đối lên đến 100%. Bên cạnh đó, sản phẩm có tác dụng chống bắt lửa và sự lan tỏa của ngọn lửa rất hiệu quả. Lớp PVC có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập của mối mọt, côn trùng giúp nâng cao độ bề của sản phẩm.

Dễ vệ sinh, dễ lau chùi

Chất liệu của trần nhựa giúp cho chúng có khả năng chống bám bụi rất hiệu quả. Với những vết bám bẩn chúng ta có thể lau chùi một cách nhanh chóng. dễ dàng mà không cần sử dụng đến những chất tẩy rửa.

Dễ thi công, tháo lắp

Sản phẩm tấm trần thả nhựa có khối lượng không lớn, tấm ghép kiển hèm khóa giúp quá trình tháo lắp diễn ra dễ dàng hơn, đồng thời tiết kiệm chi phí lắp ráp và bảo trì công trình trong 1 thời gian dài.

>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết về Xây dựng Tĩnh Gia

Ốp trần nhựa chuyên nghiệp 

Ốp trần nhựa chuyên nghiệp 

Thi công trần nhựa nhanh chóng, đơn giản chỉ với 7 bước sau:

Bước 1: Xác định độ cao, kích thước trần nhà

Bước 2: Cố định thanh viền tường

Bước 3: Phân chia ô trần

Bước 4: Xác định điểm treo ty

Bước 5: Lắp đặt khung thanh chính và khung thanh phụ

Bước 6: Cân chỉnh khung

Bước 7: Lắp đặt tấm trần lên khung

Trần nhựa bao nhiêu tiền 1m2?

Để đánh giá một sản phẩm tốt và chất lượng thì tiêu chí đầu tiên chúng ta cần quan tâm đến giá của sản phẩm. Hầu hết tấm nhựa ốp trần có giá dao động từ 250.000đ – 500.000đ/m2 (giá vật tư).

Đối với tấm nhựa PVC và sàn nhựa hèm khóa thì có giá khoảng 300.000đ/m2. Đây là phân khúc phù hợp với nhu cầu lắp đặt của từng hộ gia đình.

Đơn vị thi công uy tín

Xây dựng Tĩnh Gia là một đơn vị chuyên nhân sửa chữa nhà chuyên nghiệp, sơn nhà trọn gói, thi công trần nhựa tại Hà Nội.

Luôn có đội ngũ thợ thi công chỉ cần gọi là có, đội ngũ nhân công chuyên nghiệp sẽ đáp ứng được 100% yêu cầu của khách hàng.

Giá thành cạnh tranh nhất trên thị trường, chính sách bảo hành lâu dài cho mọi công trình mà Tĩnh Gia thi công.

Luôn luôn cố gắng để đem đến dịch vụ sửa nhà tốt nhất và thái độ thi công tốt nhất cho mọi khách hàng.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Số 8 ngõ 33 phố Phú Thượng, Quận Tây Hồ , Hà Nội, Việt Nam
  • HotLine :097 107 8855
  • xaydungtinhgia@gmail.com
  • www.xaydungtinhgia.vn

Viết bình luận của bạn:
Hotline: 0971078855