24 APRIL 2021

Dịch vụ thi công trần thạch cao Hà Nội

Công ty Xây dựng Tĩnh Gia xin kính chào quí khách, chúc quí khách thật nhiều sức khỏe, may mắn và thanh công.

Với phương châm Uy tín - Chất Lượng - Tiến độ - Tối ưu chi phí giành cho khách hàng, chúng tôi với 10 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ kỹ sư công nhân được đào tạo chuyên sâu đã thi công hơn 5000+ công trình lớn nhỏ tại Hà Nội và khu vực lân cận, đảm bảo mang đến cho quí khách sự hài lòng tuyệt đối nhất.

Để tạo nên một ngôi nhà hoàn mỹ thì mọi hạng mục thi công phải hoàn hảo, hiện nay tính thẩm mỹ của ngôi nhà được đề cao rất nhiều, bởi vậy chỉ một sai sót trong thi công mà gia chủ phải sửa chữa lại nhà, chính vì vậy chúng tôi đã đưa ra rất nhiều dịch vụ cho quí khách lựa chọn như dịch vụ cải tạo nhà trọn gói, dịch vụ sơn sửa nhà trọn gói, dịch vụ tư vấn thiết kế thi công nội thất, dịch vụ thi công trần vách thạch cao....

Hãy cùng Xây dựng Tĩnh Gia tìm hiểu về đơn vị thi công uy tín cũng như những lưu ý bạn nên biết trong quá trình thi công qua bài viết dưới đây. 

                                            trần vách thạch cao

>>> Xem thêm :Chọn sơn nhà đùng cách

Trần vách thạch cao là gì?

Trần thạch cao là loại trần được kết cấu từ các loại vật liệu như: khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả và nhiều vật liệu khác.

+ Khung xương thạch cao là loại vật liệu có tác dụng tạo nên kết cấu vững chắc.

+ Tấm trần thạch cao có tác dụng tạo nên được mặt phẳng cho trần nhà, có liên kết trực tiếp với hệ thống khung thông qua các vít chuyên dụng.

+ Lớp sơn bả: có tác dụng tạo nên được sự nhẵn mịn cho bề mặt của trần.

- Trần vách thạch cao hiện được sử dụng rất phổ biến tại nhiều công trình. 

- Trần thạch cao là một trong những phần không thể thiếu trong thiết kế không gian nội thất. Dựa vào độ cao, màu sắc, cách bố trí ánh sáng mà bạn có thể chọn lựa được những loại trần thạch cao phù hợp với không gian trần khác nhau.

- Không chỉ vậy, trần có khả năng cách âm, cách nhiệt, và có thể giấu đi các đường ống kỹ thuật, đem lại vẻ thẩm mỹ. 

>>> Xem thêm: Dịch vụ thi công điện nước uy tín tại Hà Nội

Ưu nhược điểm của các loại trần thạch cao

1. Ưu điểm của trần thạch cao 

- Trần thạch cao ngày nay được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng dân dụng và cả công nghiệp, các trung tâm thương mại,... với tính tiện lợi nhanh gọn, dễ dàng thi công, tháo lắp mà không ảnh hưởng tới kết cấu của trần nhà.

- Chất liệu thạch cao vô cùng thân thiện với môi trường, an toàn với sức khỏe người sử dụng, không chứa các chất độc hại nguy hiểm. 

- Một vài đặc tính nổi bật của chất trần thạch cao đó chính là: cách âm, cách nhiệt, chống ẩm, chống cháy,...

- Khi chọn lựa thi công trần thạch cao đảm bảo được vẻ thẩm mỹ, mẫu mã đa dạng,  có thể trang trí thêm được nhiều vật dụng, đem đến sự riêng biệt cho không gian sống của bạn.

- Hiện nay, có 2 loại trần thạch cao phổ biến: trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm.

Ưu điểm của trần thạch cao nổi

Dễ dàng thi công, tháo lắp, rút ngắn được thời gian thi công hiệu quả.

- Dễ dàng che được các khuyết điểm của trần nhà, đem lại vẻ thẩm mỹ cao một cách tinh tế nhất.

- Thích hợp với không gian có trần nhà cao, rộng rãi.

Ưu điểm của trần thạch cao chìm

- Đẹp, phẳng, mịn, có thể dễ dàng thiết kế với nhiều kiểu hoa văn cho trần nhà.

- Mẫu mã đa dạng, đem đến tính thẩm mỹ cao, do đó, nhiều người thường nhầm lẫn trần thạch cao với trần nhà thật.

- Khả năng chịu lực tốt, do đó có thể dễ dàng lắp đặt kết hợp với các loại đèn trang trí, phù hợp với nhiều không gian.

                                                 Dịch vụ trần vách thạch cao uy tín

>>> Xem thêm: Dịch vụ phá dỡ cải tạo nhà ở trọn gói

Một số lưu ý khi thi công trần thạch cao 

- Trước khi tiến hành làm trần thạch cao, bạn nên tiến hành cải tạo không gian cũ để đảm bảo được kết cấu có thể chịu được những lực tác động lớn từ tấm thạch cao và hệ khung trần.

- Tiến hành kiểm tra mái nhà kỹ trước, đảm bảo chống dột, chống thấm tốt, tránh ảnh hưởng gây hư hại tới trần thạch cao.

- Với hầu hết các không gian sinh hoạt tại Việt Nam, chiều cao của trần trong khoảng 2.7 - 2.8m để đảm bảo được không gian có sự thông thoáng.

- Trong quá trình thi công, phải đảm bảo được khoảng cách giữa trần nhà nguyên thủy với trần nhà thạch cao phải cách tối thiểu 15cm. 

- Khoảng cách tối thiểu giữa các đèn âm trần là 30cm để hạn chế được sức nóng từ đền gây ảnh hưởng tới hệ thống trần giả. 

- Hiện nay, có rất nhiều công trình theo xu hướng hiện đại, khi có nhu cầu treo rèm phải đảm bảo có chiều sâu từ 12 - 16cm để có thể thuận tiện cho quá trình thay rèm.

- Để đem lại không gian kiến trúc hài hòa, bắt mắt, bạn có thể kết hợp với ánh đèn trang trí để tạo nên được một tổng thể tốt nhất. Che giấu được cả những hệ thống như hệ thống đường dây điện, hệ thống đường ống nước, các loại dây điện…

- Thạch cao sau thời gian sử dụng dài thường co lại, gây ra những vết nứt trên trần nhà, gây ra vẻ mất thẩm mỹ cho không gian của bạn, làm giảm giá trị của trần nhà.

- Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tấm trần thạch cao, do đó, bạn cần chọn lựa những loại trần chất lượng cao, chịu được nước một cách hiệu quả, nhờ vậy mới có thể đem lại vẻ thẩm mỹ cao nhất.

- Có thể thấy, trấn thạch cao đem đến cho không gian vẻ thẩm mỹ cao, nhờ vậy mà được nhiều người chọn lựa sử dụng cho công trình của mình.

                                                 trần vách thạch cao uy tín

Địa chỉ thi công trần vách thạch cao uy tín

Công ty Tĩnh Gia tự hào là đơn vị thi công trần, vách thạch cao uy tín nhất Hà Nội, chúng tôi cam kết luôn đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

- Chúng tôi chuyên thiết kế và thi công trọn gói trần, vách thạch cao cho rất nhiều hộ gia đình cũng như công trình.

- Bên cạnh đó, chúng tôi còn có đội ngũ giám sát kỹ thuật cũng như nhân công giàu kinh nghiệm nhất hiện nay, thấu hiểu và đem đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất, đem đến không gian thoải mái, tiện nghi cho người sử dụng.

>>>Xem thêm: Dịch vụ chống thấm trần nhà

Qui Trình Thi Công Trần Vách Thạch Cao Xây Dựng Tĩnh Gia

1. Vệ sinh khu vực chuẩn bị thi công trần thạch cao

Đây là bước đầu tiên giúp cho công việc thi công trở nên dễ dàng hơn,...

2. Xác định độ cao của trần và những biện pháp an toàn thi công

Dùng ống Nivô hoặc tia laser để xác định chiều cao trần, đánh dấu mặt bằng trần. nên lấy mặt dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần. 

Sử kiểm tra độ an toàn của bảo hộ thi công.

3. Cố định thành viền tường 

Cố định thành viền tường bằng búa đinh hay khoan và định khoảng lỗ đinh không quá 300mm.

4.Phân bố chia khoảng trần

Chia mặt trần các khoảng cách thích hợp với các khoảng cách tâm điểm của thanh chính so với thanh phụ là 600x1200mm; 610x1220mm; 600x600mm; 610x610mm.

5.Phân chia lưới thanh chính trần thạch cao

Bằng việc xác định khoảng cách phù hợp với các điểm ty treo theo khoảng cách đã định và khoảng cách tối đa giữa các điểm trao là từ 900mm đến 1100mm.

6.Lắp thanh chính trần thạch cao

Thanh chính được lắp với khoảng cách khoảng 800-1200mm. Thông thường, các nhà kỹ thuật đặt theo chuẩn là 1000mm.

7.Liên kết các thanh ngang với các thanh dọc.

Bằng cách gài mép của thanh ngang vào cá của thanh chính khoảng cách 404mm. 

8.Lấy mặt phẳng của dàn khung và bắn tấm vào thanh ngang bằng đinh vít. Các mũi vít phải chìm vào mặt tấm

Quí khách vui lòng liên hệ công ty để được nhận báo giá, tư vấn miễn phí !

Địa chỉ: Số 8 ngõ 33 phố Phú Thượng, Quận Tây Hồ , Hà Nội, Việt Nam

Số điện thoại: 097 107 8855 

Email: xaydungtinhgia@gmail.com

www.xaydungtinhgia.vn

www.sonsuanhahanoitg.vn

Fanpage:https://www.facebook.com/xaydungchuyennghiephanoi/

Viết bình luận của bạn:
Hotline: 0971078855